Bước ôn luyện môn tiếng anh THPT


Hướng dẫn ôn thi môn tiếng Anh đạt hiệu quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020

Bạn đang đặt câu hỏi “Làm thế nào để học Tiếng Anh hiệu quả ôn thi THPT Quốc Gia ?“, đây có lẽ là câu hỏi của nhiều bạn học sinh lớp 12 đang tìm cho mình một phương pháp học Tiếng Anh tốt nhất chuẩn bị kiến thức cho kì thi. Thích Tiếng Anh chia sẻ “Phương pháp làm các dạng bài tập trắc nghiệm Tiếng Anh hiệu quả” trong đề thi THPT Quốc Gia (Đại Học)

Loạt bài này sẽ tổng hợp các bài viết giúp bạn có một cái nhìn tổng quát về kì thi THPT Quốc Gia môn Tiếng Anh, cách ôn luyện cũng như kĩ năng làm các dạng bài có trong đề thi, có các mẹo và các điểm cần chú ý giúp bạn làm bài tốt hơn:

1. Những kiến thức cần ôn luyện khi thi môn tiếng Anh:

Ngữ âm

Đọc hiểu

Tìm lỗi sai

Tìm câu đồng nghĩa

Tìm từ đồng nghĩa – trái nghĩa

Ngữ pháp – từ vựng

2. CẤU TRÚC CHUNG CỦA ĐỀ

Một đề thi đại học tiếng anh bao quát gần như toàn bộ ngữ pháp và từ vựng tiếng anh cơ bản trong phạm vi tiếng anh Trung học phổ thông. Về cơ bản, mỗi đề 50 câu có:

15 câu đọc hiểu (7 câu bài đọc ngắn, 8 câu bài đọc dài).

12 câu lẻ ngữ pháp từ vựng.

5 câu điền từ.

5 câu viết lại sao cho gần nghĩa nhất với câu gốc (3 câu viết lại, 2 câu kết hợp câu).

4 câu ngữ âm (2 câu phát âm, 2 câu trọng âm).

4 câu đồng nghĩa trái nghĩa (2 câu đồng nghĩa, 2 trái nghĩa).

3 câu lỗi sai.

2 câu giao tiếp.

3. THỜI GIAN VÀ THỨ TỰ LÀM BÀI HIỆU QUẢ

Nắm được cấu trúc của đề là một trong những bước đệm cơ bản nhất để phân bổ thời gian ôn luyện cũng như thời gian làm bài thi hợp lý.

Các bạn có thể thấy, đọc hiểu và câu lẻ là hai phần quan trọng chiếm hơn 50% dung lượng đề thi. Vì vậy, để đạt được kết quả tốt nhất, ta không thể bỏ qua 2 dạng bài quan trọng này. Hãy dành đủ thời gian cho chúng nhé!

Ngoài ra, câu ngữ âm, giao tiếp, và lỗi sai là các câu ăn điểm, hãy cố gắng thật cẩn thận và cân nhắc thật kĩ trước khi chọn đáp án, đừng để sai “oan”.

Từ kinh nghiệm làm bài thi đại học của bản thân cũng như tham khảo từ nhiều nguồn, thứ tự làm bài được khuyến khích là: ngữ âm – câu lẻ –  đọc hiểu dài – giao tiếp –  lỗi sai – đọc hiểu ngắn – điền từ – đồng nghĩa trái nghĩa.

Lý do chúng tôi rút ra trật tự này là bởi đọc hiểu và điền từ là hai dạng bài khiến thí sinh khá “ngại” khi chạm vào. Nhưng thực sự là sai lầm nếu bạn để cả 2 bài đọc hiểu và điền từ xuống cuối, bởi thời gian cuối giờ, não chúng ta hoạt động thực sự không tốt lắm đâu! Hãy viết xen kẽ để có thời gian xem lại và cân nhắc đáp án.

Tất nhiên, thật tốt nếu bạn có thể làm đến đâu hết đến đấy. Nhưng nếu có câu khiến bạn phân vân, hãy đánh dấu câu đó lại và chuyển sang câu tiếp theo. Chúng ta sẽ trở lại khi lướt qua được hết câu dễ và chắc chắn đúng.

Nguồn: https://thongtintuyensinh.net/huong-dan-on-thi-mon-tieng-anh-dat-hieu-qua-cao-trong-ky-thi-thpt-quoc-gia-nam-2020.html

Chiến thuật “nước rút” trong ôn thi môn Tiếng Anh giúp đạt điểm cao

GD&TĐ -Thời điểm này, thí sinh đang tăng tốc ôn tập kiến thức để chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiêp THPT . Chiến thuật "nước rút" ôn tập môn Tiếng Anh có thể giúp thí sinh nâng được 1-2 điểm dịp này.

Tổng hợp từ kinh nghiệm ôn tập trung tăng điểm của  học sinh và kinh nghiệm luyện thi THPT lâu năm, cô Nguyễn Thị Ngọc Quyên - Phụ trách chương trình Luyện Thi THPT Online của Anh Ngữ Elight chia sẻ một số chiến thuật. Cụ thể như sau:

Với thí sinh có mục tiêu điểm 6, 7, hãy chú trọng vào các câu hỏi về ngữ âm, ngữ pháp. Cụ thể:

Đầu tiên, đừng bao giờ để mất điểm ở câu kiểm tra kiến thức ngữ âm.

Đề thi luôn gồm 2 câu hỏi phát âm và 2 câu hỏi trọng âm. Có khá nhiều qui tắc để làm 4 câu hỏi này, tuy nhiên các câu bất qui tắc cũng nhiều không kém.

Vậy "bí kíp" để làm tốt 4 câu này là ngay từ bây giờ khi làm đề gặp bất kỳ từ mới nào, bạn cũng hãy tra nhanh phát âm và trọng âm từ đó, đọc to lên để từ mới đó ngấm vào não mình. Khi làm bài thi hãy kết hợp những qui tắc kinh điển ví dụ các từ kết thúc bằng đuôi – tion thì trọng âm thường rơi vào âm tiết trước nó, … kèm với việc tự đọc to rõ các từ ra khỏi miệng mình để nhận biết cách đọc nào nghe tự nhiên và có vẻ đúng nhất để chọn đáp án.

Nếu chỉ nhìn vào mặt từ, thì học sinh sẽ thấy đáp án A và D có đuôi –gh thì đuôi –ed sẽ được phát âm giống nhau. Laugh và weigh là 2 từ rất quen thuộc và hầu hết các bạn đều biết cách phát âm 2 từ này, laugh /lɑːf/kết thúc bằng /f/ trong khi weigh /weɪ/thì đuôi “gh” đã không hề được phát âm. Và cách phát âm của đuôi các từ quyết định cách đọc đuôi s/ es/ ed chứ không phải cách viết của từ.

Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/chien-thuat-nuoc-rut-trong-on-thi-mon-tieng-anh-giup-dat-diem-cao-VA19lw3Gg.html

THAM KHẢO TÀI LIỆU ÔN TẬP TIẾNG ANH TẠI ĐÂY:

Là nhóm khóa học bao gồm 2 thành phần: Video bài giảng chữa đề và Phòng luyện. Với mục tiêu giúp học sinh được rèn kỹ năng, luyện phương pháp, thành thạo mọi dạng bài thông qua hệ thống đề thi chuẩn cấu trúc.

Nguồn: https://hocmai.vn/khoa-hoc-truc-tuyen/287/luyen-thi-thpt-quoc-gia-pen-i-mon-tieng-anh.html